Lái xe trên đường ướt và hiện tượng “tử thần” – Nêm thủy lực (Aquaplaning)

Không sử dụng lốp quá mòn. Chiều cao hoa lốp tối thiếu được quy định trong tiêu chuẩn TCN 224-2001 đối với xe con (từ 9 chỗ ngồi trở xuống) là 1,6 mm; ô tô khách là 2,0 mm; ô tô tải và ô tô chuyên dùng là 1,0 mm.

Sau khi theo dõi thớt “Đường trơn nguy hiểm” của bác Hcivic bên mục Quán cóc, em thấy việc thông tin đầy đủ về hiện tượng nguy hiểm sau đây là hết sức cần thiết, nhất là nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều/images/post/2016/03/18/11//Aquaplaning-1.jpg

Có một hiện tượng rất nguy hiểm mà cánh lái xe ít để ý, đó là hiện tượng “”, hay còn gọi là “

Vậy là gì?

Aquaplaning là hiện tượng giống như xuất hiện “” và tạo ra “ma sát ướt” trong máy móc cơ khí.
Khi ta càng đi nhanh, lượng nước cần giải phóng khỏi bề mặt lốp càng lớn. Vì vậy, khi tăng tốc độ, nước sẽ hình thành lực xi-phông (lực hút nước) tạm thời giữa ta-lông lốp và mặt đường. Hiện tượng đó được gọi dưới cái tên hydroplaning (lực nâng thủy lực) tương tự như xuồng máy “bốc đầu” khi đi với tốc độ cao trên mặt nước hay thủy phi cơ cất cánh. Khi lực xi-phông đủ lớn, nó sẽ nâng bánh xe lên khỏi mặt đường một vài mm và khiến độ bám giảm xuống bằng không. Đây là một trong những hiện tượng cực kỳ nguy hiểm bởi khi đó, chỉ cần chuyển hướng lái đột ngột, toàn bộ chiếc xe sẽ bị trượt và mất lái.

Thêm một bảng thông kê độ bám đường cho lốp xe

Để đánh giá ảnh hưởng của bề rộng lốp đến hiện tượng Aquaplaning, Câu lạc bộ Ô tô CHLB Đức (ADAC) đã tiến hành khảo sát đối với xe Kia Ceed chạy trên đường ướt: khi lắp lốp rộng bản 225/40 R18Y hiện tượng Aquaplaning xuất hiện ngay khi vận tốc xe đạt 69 km/h; còn khi lắp lốp hẹp bản 185/65 R15T thì đến 80 km/h mới bắt đầu xuất hiện hiện tượng này.

Về ảnh hưởng của lớp nước trên mặt đường đến hiệu quả phanh: Theo kết quả nghiên cứu của các kỹ sư hãng sản xuất lốp nổi tiếng trên thế giới Continental thì quãng đường phanh của xe lắp các lốp có chiều cao hoa lốp nhỏ tăng lên đáng kể khi phanh trên mặt đường ướt. Cùng một chiếc xe và cùng điều kiện thử nghiệm trên đường ướt nếu lắp lốp mới tinh thì khi phanh ở tốc độ 100 km/h quãng đường phanh là 63 m; lắp lốp có chiều cao hoa lốp là 4 mm, quãng đường phanh là 70 m và lắp lốp có chiều cao hoa lốp là 1,6 mm, quãng đường phanh tăng lên tới 90 m – tăng thêm 50% so với trường hợp lắp lốp mới.

Năm 1999, tổ chức Autocar đã tiến hành thử nghiệm đánh giá khả năng xảy ra hiện tượng aquaplaning khi lắp các loại lốp khác nhau. Kết quả cho thấy khả năng chống aquaplaning của lốp Goodyear là cao nhất, đứng cuối là loại lốp Continental.


Kết quả khảo sát đánh giá khả năng xảy ra hiện tượng aquaplaning khi lắp các loại lốp khác nhau

Theo quy định hiện nay của CHLB Đức (Điều 36 StVZO), chiều cao hoa lốp tối thiểu đối với xe con hiện nay là 1,6 mm, yêu cầu này cũng tương đương với quy định tại tiêu chuẩn ngành TCN 224-2001 của nước ta. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của nhiều tổ chức và chuyên gia về ô tô thì để đảm bảo an toàn cho xe khi chạy trong điều kiện trời mưa, đường ướt thì chiều cao hoa lốp tối thiểu phải từ 3 mm trở lên.


Diện tích tiếp xúc giữa lốp và mặt đường giảm khi tốc độ bánh xe tăng

Đề phòng và cách xử lý khi xảy ra hiện tượng Aquaplaning

Theo các chuyên gia, để hạn chế khả năng xảy ra hiện tượng aquaplaning khi điều khiển xe, chủ phương tiện và người lái cần lưu ý một số nội dung sau:

– Không sử dụng lốp quá mòn. Chiều cao hoa lốp tối thiếu được quy định trong tiêu chuẩn TCN 224-2001 đối với xe con (từ 9 chỗ ngồi trở xuống) là 1,6 mm; ô tô khách là 2,0 mm; ô tô tải và ô tô chuyên dùng là 1,0 mm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi vận hành xe trong điều kiện thời tiết và đường xá Việt Nam thì chiều cao hoa lốp tối thiểu nên từ 3 mm trở lên, đặc biệt là đối với xe con có tốc độ cao;

– Không chạy xe với tốc độ cao khi trời mưa, đường ướt;

-Cần tránh cho xe chạy nhanh đi qua những vùng ngập nước, đặc biệt là ở đường cong.

Khi xảy ra hiện tượng Aquaplaning người lái cần bình tĩnh xử lý như sau:

– Lập tức buông chân ga, ngắt li hợp để giảm bớt tốc độ xe (đối với xe trang bị hộp số tự động thì chuyển sang vị trí “N”) ;

– Không được đạp phanh vì dễ làm cho bánh xe bị bó cứng và làm cho lớp nước giữa lốp và đường tồn tại lâu hơn;

– Giữ nguyên vô lăng, không đánh lái vì khi xảy ra hiện tượng Aquaplaning xe cũng mất luôn khả năng lái.

– Chỉ lái hoặc phanh khi lốp xe đã tiếp xúc trở lại với mặt đường.

Các bác “sợt” từ khóa hydroplaning, Aquaplaning sẽ có nhiều bài viết về hiện tượng nguy hiểm này.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *